Trong những năm qua, Mỹ luôn là thị trường XK tôm lớn nhất và truyền thống của Việt Nam, với tỷ trọng chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch XK tôm của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Mỹ dao động từ 800 triệu USD - 1 tỷ USD, năm 2021 đạt kỷ lục 1 tỷ USD. Và hiện có khoảng 230 doanh nghiệp đang tham gia xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Món chân cua tuyết "ăn thả ga", thường là món ăn chính trong nhiều bữa tiệc hải sản ở Mỹ, đang bị loại khỏi thực đơn của các nhà hàng vì việc tìm nguồn cung ứng trở nên quá khó khăn hoặc đắt đỏ.
Tháng 2/2025, xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng tích cực, với mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt gần 53 triệu USD. Con số này nâng tổng giá trị XK trong 2 tháng đầu năm 2025 lên hơn 105 triệu USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2024. Tuy nhiên, XK mực, bạch tuộc cũng đang đối mặt với thách thức lớn từ các quy định mới của Mỹ và EU, đặc biệt là Đạo luật Bảo vệ Động vật có vú ở Biển (MMPA).
Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2024, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong thứ hạng và sự biến động trong chiến lược phát triển, mức độ cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh. Điều này thể hiện rõ qua sự thay đổi về kim ngạch xuất khẩu và tỷ lệ đóng góp vào tổng xuất khẩu cá tra trong nước của các doanh nghiệp trong Top 5.
Theo ước tính của Rabobank dựa trên số liệu khảo sát từ các quốc gia nuôi trồng thủy sản chính, sản lượng cá rô phi toàn cầu dự kiến sẽ vượt 7 triệu tấn vào năm 2025.